Kem béo thực vật khác gì whipping cream? So sánh 4 điểm khác biệt

Kem béo thực vật khác gì whipping cream là băn khoăn của nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu về nguyên liệu làm bánh và pha chế. Thực tế, đây là hai nguyên liệu quan trọng trong các công thức chế biến với đặc điểm và công dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa kem béo thực vật và whipping cream, qua đó bạn có thể lựa chọn phù hợp cho mục đích làm bánh và pha chế của mình.

Đặc điểmKem béo thực vậtWhipping cream
Thành phầnDầu thực vật, chất nhũ hóa, hương liệuSữa động vật, chất béo từ sữa
Chất béo20 – 30%30 – 36%
LactoseKhông có
Hương vịNhân tạo, ngọt nhẹ, thơm mùi vaniTự nhiên, béo ngậy đặc trưng của sữa
Kết cấuLỏng mịn hoặc dạng bộtLỏng mịn hoặc sánh đặc
Ứng dụngDùng trong các loại bánh và đồ uốngDùng làm kem trang trí, bánh ngọt, sốt, súp
Cách sử dụngDùng trực tiếp hoặc
đánh bông
Dùng trực tiếp hoặc
đánh bông
Giá thànhThấpCao

Ưu điểm

  • Giá thành thấp hơn
  • Dễ bảo quản, có thể để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài
  • Có thể sử dụng cho người ăn chay, người dị ứng sữa bò
  • Không chứa cholesterol
  • Giúp tạo độ béo ngậy, thơm ngon cho món ăn
  • Tăng thời hạn sử dụng của bánh kem
Hương vị thơm ngon, béo ngậy tự nhiênCó thể đánh bông cứng để trang trí bánhCó thể tăng giảm độ ngọt tuỳ thích

Nhược điểm

  • Không có vị ngậy của sữa
  • Không thể đánh bông cứng như whipping cream
  • Một số loại kem béo thực vật có thể có vị béo ngậy quá mức
  • Một số loại kem béo thực vật có chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat nhân tạo)
  • Giá thành cao hơn
  • Khó bảo quản, cần để trong tủ lạnh
  • Không phù hợp cho người ăn chay, người dị ứng sữa bò
  • Có thể chứa cholesterol

Để có thể tối ưu hiệu quả sử dụng kem béo thực vật và whipping cream, bạn cần nắm được sự khác biệt từ kết cấu, hương vị tới công dụng cho đến cách sử dụng và bảo quản:

1. Kết cấu và hương vị của whipping cream và kem béo thực vật

Kem béo thực vật và whipping cream có sự khác biệt rõ rệt về mặt kết cấu và hương vị. Đây là yếu tố quan trọng quyết định cách sử dụng và ứng dụng của chúng trong các công thức làm bánh và pha chế.

1.1. Kết cấu và hương vị của kem béo thực vật

Về kết cấu, kem béo thực vật thường có dạng lỏng và dạng bột.

  • Dạng lỏng: Kem béo thực vật thường có dạng lỏng và mịn, dễ dàng pha trộn vào các món ăn và đồ uống. Khi được bảo quản đúng cách, kem béo thực vật duy trì được độ sánh mịn, không bị tách lớp.
  • Dạng bột: Ngoài dạng lỏng, kem béo thực vật còn có dạng bột, thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Khi hòa tan với nước hoặc chất lỏng khác, kem béo thực vật dạng bột cũng tạo ra kết cấu mịn màng.

Nhiều người thắc mắc “kem béo thực vật có phải là whipping cream hay không?” bởi kem béo thực vật đặc trưng bởi hương vani béo ngậy nhưng không quá đậm như kem từ sữa động vật, mùi thơm vani dịu nhẹ, không gây ngán và khá phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.

Đặc trưng của Kem béo thực vật
Kem béo thực vật dạng lỏng, sánh mịn, hương vị tự nhiên, độ béo ngậy nhẹ nhàng

1.2. Kết cấu và hương vị của whipping cream

Về kết cấu, đa số whipping cream thường có dạng lỏng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, các đơn vị sản xuất cũng đã cho ra dòng kem dạng bột hoặc kem đã đánh bông.

  • Dạng lỏng: Whipping cream đa số thường có dạng lỏng khi chưa được đánh bông. Độ sánh của whipping cream thường đặc hơn một chút so với kem béo thực vật dạng lỏng.
  • Dạng kem đã đánh bông: Kem whipping cream đã đánh bông sẵn có kết cấu đặc, mịn và bông xốp. Khả năng giữ hình dạng của whipping cream rất tốt, giúp tạo ra các lớp kem trang trí bông mịn, đẹp mắt và ổn định trong thời gian dài.
  • Dạng bột: Khi được hòa tan với nước hoặc sữa, whipping cream dạng bột tái tạo lại kết cấu lỏng và có thể đánh bông giống như dạng lỏng. Tuy nhiên, kết cấu của whipping cream dạng bột có thể không hoàn toàn giống với dạng lỏng, đôi khi kém mịn hơn và khó đạt được độ bông xốp tối ưu.

Về hương vị, whipping cream đặc trưng bởi hương béo ngậy, vị thơm tự nhiên từ sữa động vật, ít ngọt do không chứa đường. Do đó bạn có thể điều chỉnh độ ngọt theo ý muốn bằng cách thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác khi đánh bông hoặc pha chế.

Đặc trưng của Whipping cream
Whipping cream đặc trưng vị kem sữa tự nhiên, có độ nở tốt, tính ổn định cao

2. Ứng dụng của kem béo thực vật và whipping cream

Dựa trên sự khác biệt về thành phần, kết cấu và hương vị, kem béo thực vật và whipping cream đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng công thức làm bánh, pha chế và nấu ăn khác nhau.

2.1. Ứng dụng của kem béo thực vật

Kem béo thực vật được ứng dụng trong nhiều món ăn, tuy nhiên phổ biến nhất là các ứng dụng dưới đây:

  • Pha chế đồ uống: Rất phổ biến trong các loại đồ uống như cà phê, trà sữa, sinh tố và milkshake. Kem béo thực vật làm tăng độ béo và hương vị cho đồ uống mà không quá ngậy mùi sữa.
  • Làm bánh: Kem béo thực vật thường được sử dụng trong các công thức bánh mousse và bánh mì. Đối với các loại bánh cần giữ ẩm lâu, kem béo thực vật giúp duy trì độ mềm mịn của bánh trong thời gian dài.
  • Tráng miệng: Thích hợp cho các món tráng miệng như chè, pudding và các loại kem sữa khác. Kem béo thực vật không làm thay đổi hương vị cơ bản của món tráng miệng, mà còn tạo thêm độ béo ngậy, ngọt nhẹ.
Ứng dụng kem béo thực vật trong pha chế đồ uống
Ứng dụng kem béo thực vật trong pha chế đồ uống

2.2. Ứng dụng của whipping cream

Khác với kem béo thực vật, whipping cream phần lớn được sử dụng trong các công thức làm bánh:

  • Làm bánh: Whipping cream được sử dụng để làm các loại bánh cao cấp như bánh mousse, tiramisu và các loại bánh kem trang trí. Khả năng đánh bông tốt của dòng kem này giúp tạo ra lớp kem mịn, bông xốp và giữ hình dạng lâu.
  • Trang trí: Whipping cream được dùng nhiều trong trang trí bánh ngọt, cupcake và các món tráng miệng khác. Sản phẩm giúp tạo ra lớp kem bông xốp, đẹp mắt và thơm ngon. Ngoài ra, kem cũng có thể phối trộn cùng các loại hoa quả tạo nên hương vị và hình thức hấp dẫn cho những chiếc bánh.
  • Nấu ăn: Whipping cream có thể dùng trong các món sốt kem, súp và nhiều món u khác, giúp làm tăng độ béo, độ ngậy và hương vị tự nhiên cho món ăn.
Ứng dụng whipping cream trong công thức làm bánh
Ứng dụng whipping cream trong công thức làm bánh

3. Cách sử dụng của whipping cream và kem béo thực vật

Việc sử dụng đúng cách kem béo thực vật và whipping cream đúng cách sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng và hương vị trong các món ăn, đồ uống. Dưới đây là một số hướng dẫn của Rich’s cho từng sản phẩm:

3.1. Cách sử dụng và bảo quản kem béo thực vật

Hướng dẫn sử dụng: Kem béo thực vật có thể dùng trực tiếp để pha chế các món đồ uống như cà phê, trà sữa hoặc các món tráng miệng như chè, kem. Kem có thể đánh bông khi kết hợp với các sản phẩm kem trang trí/kem topping để tạo milk foam, bông kem. Tuy nhiên, khả năng giữ bông của kem béo thực vật không tốt bằng whipping cream, nên cần sử dụng thêm các chất ổn định nếu cần thiết.

Hướng dẫn bảo quản:

  • Đối với kem béo thực vật dạng lỏng nguyên hộp chưa mở nắp, bạn cần bảo quản kem ở mức nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn trong tủ đông. Nếu hộp kem đã mở nắp sử dụng cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 2°C – 7°C.
  • Với kem béo thực vật dạng bột nguyên túi chưa sử dụng, sản phẩm nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 20°C đến 25°C, điều kiện độ ẩm khoảng dưới 60%. Khi đã mở túi bột kem để sử dụng, bạn nên bảo quản kem trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ 20°C đến 25°C.

Để có thêm thông tin về cách bảo quản đúng cách, bạn có thể tham khảo hướng dẫn bảo quản kem béo thực vật của Rich’s.

3.2. Cách sử dụng và bảo quản kem whipping cream

Hướng dẫn sử dụng: Whipping cream cần được đánh bông trước khi sử dụng cho các món bánh, kem trang trí hoặc các món tráng miệng khác. Để đánh bông tốt, nên để whipping cream trong tủ lạnh khoảng 15 – 20 phút trước khi đánh. Sản phẩm cũng có thể dùng trực tiếp trong các món sốt, soup và nhiều món u khác mà không cần đánh bông.

Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản whipping cream trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 4°C. Sau khi mở nắp, whipping cream cần được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày. Đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng để tránh bị hỏng và ảnh hưởng đến hương vị.

Bảo quản kem béo thực vật và whipping cream
Bảo quản kem béo thực vật và whipping cream đúng cách để đảm bảo hiệu quả sử dụng

4. Giá thành kem béo thực vật và whipping cream

Giá thành là một yếu tố quan trọng mà rất nhiều người dùng quan tâm khi lựa chọn nguyên liệu làm bánh và nấu ăn. Kem béo thực vật và whipping cream có sự chênh lệch đáng kể về giá cả, phản ánh chất lượng và cách sử dụng của mỗi loại.

Kem béo thực vật phổ biến với dung tích 454g, 500g hoặc 1kg để phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng. Mức giá khoảng 30.000 – 50.000 VNĐ cho 454g và 60.000 – 100.000 cho dung tích 1kg tùy thuộc vào thương hiệu và nơi bán.

Whipping Cream có giá thành cao hơn do thành phần chính từ sữa động vật, thường dao động khoảng 100.000 – 150.000 VNĐ/lít. Sản phẩm được đóng gói nhiều lựa chọn dung tích từ 200ml, 250ml, 500ml và 1 lít.

Gía cả giữa Whipping cream và kem béo thực vật
Whipping cream và kem béo thực vật hiện tại có mức giá chênh lệch rõ rệt

Để giải đáp câu hỏi kem béo thực vật khác gì whipping cream, bạn cần lưu ý tới đặc điểm riêng của mỗi sản phẩm cho các mục đích sử dụng khác nhau trong làm bánh, pha chế và nấu ăn. Kem béo thực vật thích hợp cho người không dung nạp lactose và cần một sản phẩm dễ bảo quản, tiết kiệm chi phí nguyên liệu. Whipping cream có hương vị tự nhiên, béo ngậy, phù hợp cho các món ăn cao cấp và người không bị dị ứng với lactose.

Kem béo thực vật có thể thay thế whipping cream trong một số món ăn hoặc đồ uống tuỳ thuộc theo nhu cầu sử dụng. Nếu bạn cần một nguyên liệu dễ sử dụng và bảo quản, kem béo thực vật là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hương vị tự nhiên và béo ngậy đặc trưng của sữa, whipping cream sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.

Nếu bạn đang quan tâm tới các sản phẩm kem béo thực vật hoặc whipping cream, mời bạn tham khảo thêm tại các trang thông tin của Rich’s: