Kem béo thực vật là gì? Đặc điểm và cách sử dụng hiệu quả
Kem béo thực vật là một loại kem đa năng có nguồn gốc từ thực vật. Sản phẩm thường được dùng để tăng thêm hương vị thơm béo cho các món ăn và thức uống. Cụ thể trong bài viết dưới đây, Rich’s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết kem béo thực vật là gì, phân loại và ứng dụng của sản phẩm này trong pha chế, làm bánh và nấu ăn.
1. Kem béo thực vật là gì?
Kem béo thực vật là loại kem béo có các thành phần chính bao gồm dầu thực vật, chất nhũ hóa, chất ổn định, hương liệu,… Ngoài ra, sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp chỉ từ 20 – 30%.
Kem béo thực vật được sử dụng phổ biến trong pha chế, làm bánh hoặc nấu ăn giúp tăng hương vị ngậy béo cho thành phẩm. Cụ thể, sản phẩm thường được dùng để pha trà sữa, cà phê, nước sốt cho các món chè hoặc kết hợp với các loại kem pha chế/kem topping chuyên dụng khác để tạo lớp phủ trang trí bánh, bông kem cho ly đồ uống.
2. Ưu nhược điểm của kem béo thực vật
Để làm ra những thành phẩm ngon miệng từ kem béo thực vật mà vẫn đảm bảo sức khỏe về lâu dài, bạn cần biết một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng như sau:
Ưu điểm
- Giúp tăng hương vị thơm ngon, béo ngậy cho đa dạng món ăn và thức uống
- Tạo độ ổn định và duy trì độ mềm mịn của bánh, lớp bông kem và foam sữa
- Có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần phải đánh bông trước
- Giá cả hợp lý, dao động khoảng 30.000 – 100.000 VNĐ cho dung tích 500ml – 1l tùy thương hiệu
Nhược điểm
- Không thể đánh bông cứng
- Một số loại kem béo thực vật chứa chất béo bão hòa và transfat, không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều.
- Không có vị ngậy như sữa/kem tươi
- Một số sản phẩm kem béo thực vật có hương vị ngậy béo quá mức
3. Phân loại kem béo thực vật
Nhằm mang đến sự tiện lợi cho quá trình sử dụng và bảo quản, kem béo thực vật thường được phân loại dựa trên kết cấu sản phẩm và ứng dụng thực tế như sau:
3.1. Theo kết cấu của kem béo thực vật
Về kết cấu, kem béo thực vật thường chia làm 2 loại: dạng lỏng và dạng bột.
- Dạng bột: Kem béo dạng bột (bột béo) có độ mịn cao, cần hoà tan trong nước trước khi sử dụng và dễ dàng bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng.
- Dạng lỏng: Kem béo thực vật dạng lỏng là sản phẩm thông dụng trên thị trường. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp với các sản phẩm làm bánh/pha chế khác để tăng hương vị cho món ăn hoặc thức uống. Tuy nhiên, sản phẩm cần bảo quản cấp đông ở nhiệt độ chính xác như hướng dẫn bảo quản kem béo thực vật của Rich’s để duy trì độ sánh mịn của kem.
3.2. Theo ứng dụng thực tế
Ngoài việc được phân loại sản phẩm dựa trên kết cấu, kem béo thực vật là sản phẩm đa năng và phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như:
- Kem béo thực vật dùng cho làm bánh: Có độ đặc thấp hơn, giúp tăng hương vị béo ngậy và thơm ngon cho cốt bánh và lớp phủ trang trí bánh. Bên cạnh đó, sản phẩm có tính ổn định cao, giúp cấu trúc bánh giữ được sự mềm mịn, không bị khô cứng sau khi bảo quản lạnh.
- Kem béo thực vật dùng trong pha chế: Hương vị béo ngậy, thơm nhẹ giúp tăng thêm hương vị cho các loại thức uống. Với độ ổn định cao và khả năng giữ ẩm tốt, sản phẩm giúp thức uống sánh mịn, không bị tách nước sau khi pha chế.
- Kem béo thực vật dùng cho nấu ăn: Một số loại kem béo thực vật có độ đặc cao và khả năng chịu nhiệt tốt lên đến 70oC. Do đó, sản phẩm rất phù hợp để nấu súp, canh, nước sốt mà không bị tách nước trong quá trình chế biến các món ăn.
4. Ứng dụng của kem béo thực vật
Kem béo thực vật thường được ứng dụng trong nhiều công thức làm bánh, pha chế và nấu ăn, cụ thể như sau:
- Sử dụng kem béo thực vật trong làm bánh: Nhờ hương vị béo ngậy đặc trưng, sản phẩm có thể kết hợp với bột trộn hoặc một số nguyên liệu khác để tạo độ thơm béo cho cốt bánh. Ngoài ra, kem béo thực vật còn dùng để tăng hương vị lớp phủ trang trí các loại bánh như mousse, tiramisu, bánh gato, bánh mì…
- Sử dụng kem béo thực vật trong pha chế: Thường được dùng để tăng độ béo cho đồ uống như trà sữa, đá xay, sinh tố… Bên cạnh đó, kem béo thực vật có thể kết hợp cùng kem topping (kem trang trí) để làm dollop bông kem, milk foam có kết cấu mịn mượt, vị ngọt nhẹ, phù hợp để cân bằng vị cho các thức uống như trà đen, trà xanh, cà phê…
- Sử dụng kem béo thực vật làm đồ tráng miệng: Thường được dùng để thay thế nước cốt dừa, tăng độ béo cho món tráng miệng như chè, kem… Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, tăng thời gian bảo quản so với nước cốt dừa thông thường.
- Sử dụng kem béo thực vật trong nấu ăn: Tạo nước cốt béo giúp tăng độ béo ngậy cho món ăn như súp kem, súp nấm, mì ý hoặc dùng để chế biến các loại sốt. Tuy nhiên, nhiệt độ khi nấu rất dễ vượt quá giới hạn chịu nhiệt của sản phẩm, do đó bạn chỉ nên thêm kem béo vào món ăn và đảo đều khi đã tắt bếp.
Các ứng dụng làm từ kem béo thực vật rất đa dạng. Để hiểu chi tiết về ứng dụng của kem béo thực vật khi làm từng loại thức uống và món ăn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dùng kem béo thực vật từ Rich’s.
5. Cách bảo quản kem béo thực vật đúng cách
Để bảo quản kem béo thực vật đúng cách, không bị biến đổi hương vị và kết cấu, bạn cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện lưu trữ mỗi loại kem béo thực vật như sau:
- Nhiệt độ:
- Kem béo thực vật dạng lỏng nguyên hộp chưa mở nắp cần được bảo quản ở nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn trong tủ đông. Nếu hộp kem đã mở nắp sử dụng, bạn nên để ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 2°C – 7°C.
- Đối với kem béo thực vật dạng bột nguyên túi chưa sử dụng, sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 20°C đến 25°C, điều kiện độ ẩm lý tưởng khoảng dưới 60%. Nếu đã sử dụng sản phẩm, bạn nên đóng kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát (từ 20°C đến 25°C).
- Ánh sáng:
- Kem béo thực vật có kết cấu dạng lỏng thường được đóng gói trong hộp kín giúp bảo vệ kem khỏi tác động của ánh sáng, ngăn quá trình oxy hóa và phân hủy các thành phần dầu thực vật.
- Bột béo thường được đóng gói trong túi nhựa hoặc túi nhôm hàn kín nhằm tránh để bột tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và độ ẩm. Điều này giúp bột béo không bị vón cục, mất hương vị và tách nước.
- Bảo quản:
- Kem béo thực vật dạng lỏng cần được bảo quản cấp đông nên trước khi sử dụng, bạn cần rã đông trong tủ mát trong 24 tiếng – 36 tiếng ở nhiệt độ 2°C – 7°C. Khi đã mở nắp hộp kem, bạn nên sử dụng sản phẩm trong 24 tiếng đầu tiên hoặc bảo quản ở ngăn mát trong tối đa 5 ngày.
- Sau khi sử dụng kem béo thực vật dạng bột, bạn nên đóng kín hộp để bột không bị hút ẩm và vón cục. Sản phẩm không được bảo quản trong tủ lạnh để tránh thay đổi kết cấu.
Bạn có muốn tự tay tạo ra những ly đồ uống với lớp kem béo mịn màng và hấp dẫn ngay tại nhà? Hãy để Rich’s Hướng dẫn 2 cách đánh kem béo thực vật tại nhà đơn giản, dễ thực hiện – Richs Plus để tạo nên những thức uống vô cùng bắt mắt nhé!
6. Các câu hỏi thường gặp về kem béo thực vật
Với người mới tập làm bánh và pha chế, chắc hẳn bạn có rất nhiều băn khoăn về tính chất kem béo thực vật so với những loại kem khác và mức độ an toàn sức khỏe khi dùng sản phẩm. Vì vậy, Rich’s sẽ giải đáp từng thắc mắc cụ thể về những băn khoăn này ngay sau đây.
6.1. Kem béo thực vật có thay thế cho kem tươi truyền thống hay không?
Kem béo thực vật có thể sử dụng thay thế kem tươi truyền thống (whipping cream) trong một số công thức làm bánh mousse, tiramisu hoặc nấu các món u như súp kem. Điều này giúp bạn giảm chi phí nguyên liệu và có thể dùng sản phẩm thay thế kem béo có nguồn gốc từ sữa động vật để chế biến món chay.
6.2. Kem béo thực vật khác gì whipping cream?
Điểm khác biệt lớn nhất giữa kem béo thực vật và whipping cream nằm ở những yếu tố về thành phần, hương vị, giá cả của sản phẩm.
- Kem béo thực vật có nguồn gốc từ dầu thực vật, chất nhũ hóa, không chứa cholesterol và lactose, đảm bảo phù hợp với đa dạng người tiêu dùng. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí nguyên liệu, kem béo thực vật cũng là lựa chọn tuyệt vời vì giá thành sản phẩm phải chăng.
- Whipping cream có thành phần chính gồm sữa động vật và chất béo từ sữa nên phù hợp cho người không có chế độ ăn kiêng đặc biệt. Ưu điểm của sản phẩm là mang đến hương vị béo ngậy đặc trưng của sữa và sử dụng phổ biến trong các loại bánh cần độ bông mịn cao hoặc món tráng miệng. So với kem béo thực vật, giá thành kem tươi thường cao hơn, ít nhất 100.000 VNĐ/lít.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa hai sản phẩm, bạn có thể tham khảo cách phân biệt chi tiết của Rich’s để biết kem béo thực vật khác gì whipping cream.
6.3. Kem béo thực vật có tốt cho cho sức khỏe không?
Hàm lượng chất béo thấp chỉ từ 20 – 30%, do đó, kem béo thực vật vẫn có thể sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý sử dụng sản phẩm với định lượng vừa phải trong 1 ngày để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nếu bạn cần nguyên liệu dễ sử dụng, bảo quản và giúp bạn tiết kiệm chi phí, kem béo thực vật là lựa chọn phù hợp. Tùy vào loại kem béo thực vật trước và sau khi sử dụng, bạn chỉ cần lưu ý bảo quản ở điều kiện lưu trữ phù hợp để sản phẩm giữ được chất lượng tốt và thời gian sử dụng lâu hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng hoặc không thể dung nạp một số chất như lactose, bạn có thể dùng kem béo thực vật thay thế kem tươi ở một số công thức chế biến.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thông tin làm bánh khác hoặc thông tin về sản phẩm Kem Béo Thực Vật Rich’s và Kem Béo Thực Vật ICEHOT, bạn tham khảo thêm các trang thông tin dưới đây:
- Rich Products Vietnam: richs.com.vn
- Rich’s Mall (Đặt hàng online): shop.richs.com.vn
- Rich’s Plus: richschannel.com
- Fanpage Rich Products Vietnam: https://www.facebook.com/RichProductsVietnam/
- Youtube: https://www.youtube.com/@RichProductsVietnam